Trà Đàm Dân Chủ Việt nam

Trà Đàm Dân Chủ Việt nam

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Mời Quí Vị Bấm Vào WEB Này Đọc Tiếp.

Kính gửi: BBT Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam

Kính gửi: BBT Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam

Nhân buổi thăm Thức tháng 11 vừa qua tại trại giam Xuyên Mộc, Bà rịa – Vũng tàu, tôi muốn gửi bài viết này đến BBT Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam nhờ phổ biến.

Rất mong BBT Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam quan tâm và chia sẻ cho cộng đồng.

Chân thành cảm ơn và mến chúc BBT Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam thành công và phát triển!

Trần Văn Huỳnh.

Có hay không việc Trần Huỳnh Duy Thức bị tra tấn?
Sáng ngày 8/11, tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi khả năng đều có thể xảy đến.
Gia đình bắt đầu đi lúc 10h sáng để lên kịp vào buổi đầu giờ chiều. Thật may là lúc đến nơi, chỉ có gia đình tôi cùng 1 anh đứng tuổi cũng đi thăm người thân của mình. Như mấy lần trước, gian phòng thăm gặp được bố trí để chỉ có một mình chúng tôi, nên anh đứng tuổi nọ phải ngồi chờ bên ngoài dù phòng vẫn còn dư chỗ.  Một đứa cháu đi cùng thấy vậy, nó chợt nói: “Cậu Tám bị biệt giam, nên nhà mình cũng bị phân biệt.” Tôi nghe mà chạnh lòng và buồn – chạnh lòng vì không biết Thức còn bị biệt giam đế bao giờ, buồn vì tôi thấy thực tế vẫn đang diễn ra những phân biệt đối xử, hay thậm chí là đối xử hà khắc, thô bạo đến đau lòng với những người tù nhân lương tâm trong các trại giam, cho dù phát biểu từ phía Nhà nước luôn phủ nhận điều này.
Trong lúc chờ tôi có hỏi cán bộ trại giam về thời gian được phép thăm thì được trả lời là không quá 60 phút, tuy nhiên tùy trường hợp nếu nội dung trao đổi không đúng nội quy thì họ sẽ cắt giữa chừng và kết thúc buổi thăm. Nội quy từ đâu, cụ thể như thế nào thì tôi không được cho biết rõ, chỉ biết mấy cuốn tạp chí kinh tế bằng tiếng Việt gia đình cầm theo để gửi vào cho Thức đọc đều bị từ chối mà không có lời giải thích.

Lệnh Đảng hay lòng Dân?

|

Lệnh Đảng hay lòng Dân?


Hien-Phap-1992-2
Quốc hội Việt Nam sắp bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp 2013.
Cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lẫn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều quảng cáo cho văn kiện này. Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) Ông Trọng tuyên bố rằng bản Dự thảo Hiến pháp mới đã được Trung ương xem xét kỹ và hoàn thiện để đưa ra Quốc hội thông qua, sau khi công dân toàn quốc đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị. Ngày 21/10, khi tuyên bố khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng tỏ ý tin tưởng rằng bản Dự thảo Hiến pháp cũng như Luật đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua thuận lợi, «đánh dấu một bước hoàn thiện quan trọng của thể chế chính trị của Nhà nước ta».
Ban biên tập bản Dự thảo Hiến pháp cũng đã thảo ra bản giải trình dày 150 trang quảng cáo cho công trình của mình, nêu rõ một số vấn đề được trao đổi, tranh luận, như về danh xưng của nước Việt Nam (vẫn giữ danh hiện nay), Điều 4 vẫn được giữ với cách thể hiện khác trước ra sao, kinh tế vẫn theo định hưóng xã hội chủ nghĩa với sở hữu nhà nước là chủ đạo, tài nguyên quốc gia trong đó có ruộng đất vẫn đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý…Bản giải trình huênh hoang rằng đã tiếp nhận được 26.090.828 ý kiến của cử tri, đã cân nhắc lựa chọn đưa vào dự thảo những ý kiến có giá trị nhất. Vẫn là kiểu quảng cáo kiểu đại ngôn!

Tự xử

|

Tự xử

Dân đốt xe của một kẻ trộm chó
Dân đốt xe của một kẻ trộm chó
Trong suốt gần bảy thập kỷ độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản đã gây ra vô số những sai lầm nghiêm trọng, và những sai lầm ấy thường gắn liền với những từ ngữ, cụm từ, còn lưu giữ hoặc vẫn đang tồn tại, trong ký ức lẫn đời sống của xã hội, con người, văn hóa VN.
Chẳng hạn, cứ nghe đến những cụm từ như Nhân văn Giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản mại bản, cải tạo tư thương, học tập cải tạo, thuyền nhân, kinh tế thời bao cấp, đổi mới, mở cửa, giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất đai, dân oan v.v…là ngay lập tức, người Việt nhớ hoặc nghĩ ngay đến những ký ức, những giai đoạn khốn khổ, đau thương trong quá khứ và cả trong hiện tại.
Một trong những chữ thường xuất hiện trên báo chí, trong dư luận thời gian gần đây là “tự xử”, nói lên tình trạng người dân “tự làm luật” với nhau và với chính quyền.

Sự thăng tiến của người Đàn Ông ngày nay

|

Sự thăng tiến của người Đàn Ông ngày nay


Nói theo ý của nữ triết gia Simone de Beauvoir «Người được gọi là Đàn Ông không phải sanh ra là Đàn Ông mà vai trò nhân xã đã làm cho họ trở thành Đàn Ông». Vai trò đã qui định cho người Đàn Ông được mọi người nhìn nhận là Đàn Ông ngày nay đã thay đổi sâu xa. Thay đổi gần như tận gốc rễ do diển tiến xã hội.
Nội tướng tài ba
Về mặt dạy dỗ con cái lúc nhỏ trong gia đình, vai trò đàn ông ngày nay giữ phần quan trọng hơn. «Con hư » không còn «tại mẹ» nữa. Việc nhà, thường quen gọi là việc «nội trợ » và người đảm trách việc «nội trợ» gọi là «người nội trợ» được hiểu gần như một cách đưong nhiên là người phụ nữ thì ngày nay có không ít người đàn ông nhận lảnh vai trò này.
Chẳng riêng trong gia đình mà đã trở thành một việc làm lãnh lương bình thường như những việc làm khác. Việc «nội trợ » được đăng báo trên mục «mướn người và cần việc làm». Cả việc đi làm nuôi sống gia đình ngày nay cũng không còn độc quyền trong tay người đàn ông nữa.
Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa
Về mặt đạo lý xã hội, người đàn ông trong gia đình không còn là hiện thân của quyền lực «Phu xướng, phụ tùy» hay «Phụ xử, tử vong » nữa ( hay « dông » = chạy xa vì không chạy kịp bị ăn đòn!) . Nhiêm vụ và quyền lực được chia sẻ với người vợ và người mẹ. Từ nay, người đàn ông phải nhận lãnh vai trò của mình bên cạnh con cái.