Trà Đàm Dân Chủ Việt nam

Trà Đàm Dân Chủ Việt nam

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Tuyên Ngôn Quốc Tế



NHỮNG ĐIỀU LỆ TRONG BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ CAM KẾT TUÂN THỦ TỪ NĂM 1977, CHÚNG TA NÊN LƯU Ý :


Điều 17


(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.


(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.


Điều 20 : Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính chất hòa bình.


Điều 21 : Ý dân phải là nền tảng quyền lực của chính quyền ; ý dân đó phải được biểu lộ qua cuộc bầu cử ngay thẳng và có định kỳ, phổ thông và bình đẳng, theo thủ tục tương đương khác nhằm bảo đảm sự tự do của cuộc bầu cử.


Vài điều cần biết trong CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHỮNG QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (1966), Việt Nam ký kết tham gia năm 1982.
Điều 18:
1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ư kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới h́nh thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
Điều 22:
Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.






Lần đầu tiên khái niệm “quyền con người” được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776. Bản tuyên ngôn viết:
“Chúng tôi xem những sự thật sau đây vốn là dĩ nhiên:
- Mọi người sinh ra là bình đẳng.
- Thượng đế đã ban cho họ một số quyền bất khả xâm phạm. Trong số đó có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc.
- Để bảo vệ các quyền này, loài người thiết lập giữa họ một Chính phủ mà quyền lực Chính phủ do những người tự thỏa thuận trao cho.
Nếu một chính phủ, dù dưới hình thức nào phủ nhận các cứu cánh về quyền sống, quyền bình đẳng của con người trong xã hội, thì dân tộc có quyền cải tổ chính phủ hoặc phế bỏ và thành lập một chính phủ mới trên những nguyên tắc nhất định, và dân tộc đó sẽ tổ chức quyền lực của chính phủ này theo những hình thức mà họ xét thấy thích nghi và hạnh phúc cho họ.
Khi một loạt những hành vi lạm quyền và lấn quyền, cùng nhằm vào mục đích, chứng tỏ khuynh hướng cưỡng bức nhân loại sống dưới một chế độ độc tài tuyệt đối, thì nhân loại phải có quyền và có bổn phận phải phế bỏ một chính phủ như vậy và kiếm cách bảo vệ an ninh tương lai bằng những hình thức cai trị mới."
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước theo tư tưởng HCM và sau đây là một vài tư tưỏng HCM đáng lưu ý, vì đó cũng là nguyên tắc chung của các xã hội dân chủ:
- Nhân dân có quyền đôn đốc chính phủ phải làm đúng. [1]
- Nhân dân có quyền phê bình chính phủ, nếu chính phủ làm sai. [1]
- Nhân dân có quyền đuổi chính phủ, nếu chính phủ làm hại dân. [2] Trích dẫn: [1] (HCM toàn tập, nhà XB Sự thật, 1987, tập 7, trang 50) [2] (HCM toàn tập, nhà XB Sự thật, 1984, tập 4, trang 283)
Chú ý: Muốn đẩy lùi quốc nạn tham nhũng thì phải để có tự do báo chí, tư pháp độc lập, bầu cử tự do và công bằng.
THAM KHẢO : Những phát biểu về dân chủ cần bàn thảo thêm
- Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói với phóng viên đài BBC trong ba đợt phát thanh vào tháng 4 năm 2007, trích lược như sau: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả… Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được… Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau… Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình… Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau… Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào… Tôi và một số không ít anh em khuyến khích là nên có đổi mới, khuyến khích có tình trạng tự ứng cử để cho các ứng viên có trách nhiệm… Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ… Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng…không được quy chụp người ta". Báo The Straits Times chạy bài phỏng vấn ngày 25-6-2007, trong đó ông Kiệt nói: "Cải cách đang đi theo một lộ trình đúng đắn, nhưng chưa đủ tốc lực." "Có thể trước đây khi vừa có chính sách Đổi mới, như vậy là chấp nhận được, nhưng bây giờ thì không, vì đất nước đã thay đổi và tiến về phía trước rất nhiều."
- CT Nguyễn Minh Triết trong chuyến sang Mỹ hôm tháng 6/2007 nói: “Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường…” Ông chủ tịch còn tuyên bố ở Việt Nam hoàn toàn không có chuyện bắt bớ và xét xử vì lý do bất đồng chính kiến. Có nghĩa là ở VN nhà nước đã chấp nhận quy luật dân chủ.
- TT Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với dân vào tháng 2/2007 đã nói rõ: "Để chọn người có tâm có tài vào bộ máy Nhà nước, không có cách nào khác là phải dân chủ". Ông Dũng còn nói "chúng ta đã thực hiện được nhiều biện pháp, nhưng cốt lõi là phải dân chủ, thật sự dân chủ trong việc lựa chọn." TT Dũng đã tuyên bố rõ sự cần thiết của dân chủ đến thế.
- Cựu phó Thủ tướng Vũ Khoan đã công khai nhìn nhận: “Vấn đề nằm ở hệ thống pháp luật không thích ứng và bất nhất, thủ tục hành chính phức tạp, quản trị chồng chéo và nhập nhằng.”


- Tệ nạn tham nhũng là nỗi nhức nhối của mọi xã hội, thế nhưng tại Việt Nam từ thời TBT Đỗ Mười gần 20 năm về trước đã công khai nhìn nhận tham nhũng là quốc nạn, đến thời TBT Lê Khả Phiêu đã hô to chống tham nhũng nhưng cũng vẫn chưa đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng. Bây giờ đến thời đại của TBT Nông Đức Mạnh nhiệm kỳ II vẫn kiên quyết chống tham nhũng, đã không đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng mà ông Mạnh còn thấy tham nhũng là giặc nội xâm!


Và TT Bush tuyên bố hôm ngày 5 tháng 6 năm 2007 tại Cộng Hòa Tiệp rằng:"Trong các giai đoạn của cuộc Chiến tranh lạnh, đã có những người cãi là bức tường Bá Linh sẽ là mãi mãi, và những người sống đằng sau Bức màn sắt đó sẽ không bao giờ vượt qua được những kẻ đàn áp họ. Lịch sử đã gởi cho chúng ta một lời nhắn nhủ khác".


Chú ý lời nói của Tổng thống Hoa Kỳ G. W. Bush trong bài diễn văn nhậm chức kỳ II vào tháng 1/2005: “Tất cả những ai đang sống trong áp bức và vô vọng có thể biết rằng: Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước tình trạng bị áp bức hay lượng thứ cho những kẻ áp bức. Khi nào các bạn đứng lên đấu tranh vì tự do, chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn


















Universal Declaration of Human Rights
Article 17.
(1) Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.
(2) No one shall be arbitrarily deprived of his property.
Article 20.
(1) Everyone has the right to freedom of peaceful assembly and association.
(2) No one may be compelled to belong to an association.
Article 21.
(1) Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives.
(2) Everyone has the right of equal access to public service in his country.
(3) The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures.


The United Nations
INTERNATIONAL COVENANT ON
CIVIL AND POLITICAL RIGHTS
1966
Article 18
1. Everyone shall have the right to freedom of thought, conscience and religion. This right shall include freedom to have or to adopt a religion or belief of his choice, and freedom, either individually or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in worship, observance, practice and teaching.
2. No one shall be subject to coercion which would impair his freedom to have or to adopt a religion or belief of his choice.
3. Freedom to manifest one's religion or beliefs may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights and freedoms of others.
4. The States Parties to the present Covenant undertake to have respect for the liberty of parents and, when applicable, legal guardians to ensure the religious and moral education of their children in conformity with their own convictions.
Article 19
5. Everyone shall have the right to hold opinions without interference.
6. Everyone shall have the right to freedom of expression; this right shall include freedom to seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, in the form of art, or through any other media of his choice.
7. The exercise of the rights provided for in paragraph 2 of this article carries with it special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law and are necessary:
1. For respect of the rights or reputations of others;
2. For the protection of national security or of public order (ordre public), or of public health or morals.
Article 22
8. Everyone shall have the right to freedom of association with others, including the right to form and join trade unions for the protection of his interests.
9. No restrictions may be placed on the exercise of this right other than those which are prescribed by law and which are necessary in a democratic society in the interests of national security or public safety, public order (ordre public), the protection of public health or morals or the protection of the rights and freedoms of others. This article shall not prevent the imposition of lawful restrictions on members of the armed forces and of the police in their exercise of this right.
10. Nothing in this article shall authorize States Parties to the International Labour Organization Convention of 1948 concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organize to take legislative measures which would prejudice, or to apply the law in such a manner as to prejudice, the guarantees provided for in that Convention.

Không có nhận xét nào: